Proposal to integrate 7 types of environmental permits

News

Proposal to integrate 7 types of environmental permits

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình tích hợp bảy loại thủ tục hành chính về môi trường trong một giấy phép, đảm bảo một cơ quan chịu trách nhiệm khi có sự cố.

Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 4/9 cho ý kiến vào dự án luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi).

Theo ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội, nội dung tích hợp 7 loại giấy tờ thủ tục hành chính về môi trường trong một giấy phép chung do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp còn có ý kiến khác nhau.

Bảy loại giấy tờ đề nghị hợp nhất gồm giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (quy định tại Luật Tài nguyên nước); Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (quy định tại Luật Thủy lợi); giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; giấy phép xử lý chất thải nguy hại; sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Giấy phép xả khí thải công nghiệp.

Do chưa thống nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình hai phương án xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Phương án một theo đề xuất của Chính phủ như trong dự thảo Luật nêu trên. Phương án hai là vẫn có giấy phép "xả nước thải vào công trình thủy lợi" như đã được quy định trong luật Thủy lợi hiện hành.

Bộ Tài nguyên Môi trường cho rằng tích hợp theo phương án một sẽ giúp đơn giản thủ tục hành chính, vì các giấy phép nói trên đều được cấp dựa vào báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM); nội dung quản lý nước thải trong các giấy phép này cũng cơ bản giống nhau.

Tuy nhiên, những người ủng hộ phương án hai nêu vấn đề, cơ quan quản lý nhà nước về công trình thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) sẽ bảo đảm giám sát thường xuyên, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xả nước thải vào công trình thủy lợi. Nội dung này cũng đã được Thủ tướng đồng ý khi xây dựng luật Thủy lợi vào năm 2017.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Hoàng Phong

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: Hoàng Phong

Cho biết đồng tình với phương án một, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh nói, không nhất thiết phải có quá nhiều các loại giấy tờ khi "chúng đều được cấp dựa trên báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt". Hơn nữa, công trình thuỷ lợi là một bộ phận cấu thành của mạng lưới tài nguyên nước, nên việc quy định nhiều cơ quan quan cấp phép xả thải như hiện nay không bảo đảm nguyên tắc quản lý tổng hợp.

"Một việc được giao cho nhiều cơ quan thực hiện sẽ gây chồng chéo, khi xảy ra ô nhiễm thì khó quy định rạch ròi về trách nhiệm", bà Khánh nói và dẫn chứng luật Thuỷ lợi ban hành đã ba năm, song ô nhiễm ở công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải, hệ thống sông Tô Lịch, sông Nhuệ Đáy vẫn là nỗi nhức nhối của người dân thủ đô và các tỉnh lân cận.

Ông Nguyễn Sỹ Cương - Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, cũng cho rằng, việc cấp giấy phép liên quan tới 3 dự án luật là không ổn. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) ban hành sau cần tích hợp các giấy phép vào một loại, lược bỏ các nội dung liên quan trong luật Tài nguyên nước và Luật Thủy lợi.

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Hiếu Duy

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. Ảnh: Hiếu Duy

Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà thông tin, nội dung quản lý nước thải trong các giấy phép nêu trên là giống nhau, đều yêu cầu về công trình xử lý, quy trình vận hành và quy chuẩn kỹ thuật về môi trườngDo đó, một đơn vị xả nước thải hiện phải chịu hai thủ tục hành chính nội dung tương đồng.

Thực tế đã xảy ra trường hợp yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước chưa thống nhất tại các giấy phép này, làm doanh nghiệp lúng túng trong chấp hành quy định pháp luật.

Cùng với việc quy định một loại giấy phép, dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã quy định trách nhiệm chủ trì, cơ chế tham gia phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước. Theo đó, cơ quan quản lý công trình thủy lợi sẽ tham gia ngay từ đầu trong quá trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để dự án triển khai, cho đến khi cấp giấy phép môi trường để dự án đi vào hoạt động.

Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9, dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 10 cuối năm 2020.

Other articles

The US dairy industry protects the environment during the production process

The US dairy industry protects the environment during the production process

Manufacturers comply with regulations on the management of land, animals and resources to create quality products, protecting the environment.

View more

40% reduction in environmental administrative procedures

40% reduction in environmental administrative procedures

The draft Law on Environmental Protection (revised) cuts administrative procedures by 40% but does not let go of environmental issues, according to the Minister of Natural Resources and Environment Tran Hong Ha.

View more

Ways to protect the environment of young people

Ways to protect the environment of young people

Many young people do not use plastic straws, always carry reusable water containers, choose electric cars ... contribute to creating a green, clean planet.

View more

Difficult to restore the environment in hydropower projects

Difficult to restore the environment in hydropower projects

To overcome the environmental impacts caused by hydropower, it is necessary to replant forests, limit the conversion of natural forests, but these solutions are lacking completely.

View more

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT BẢO MINH

 117/17 Nguyen Huu Canh, Ward 22, Binh Thanh District, HCMC

 028 62 789 768 - 0911 15 36 39

 info@vietbaominh.com.vn

 vietbaominh.com.vn - vietbaominh.com

Follow us
Facebook Twitter Instagram Skype
215391 Online : 19

Designed by Vietwave